Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Tìm gia tại nhà - kinh nghiêm học tập



Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Một số kinh nghiêm học tập

Chăm chỉ là yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên nói chung và sinh viên Y dược nói riêng. Theo em chăm chỉ và quyết tâm học thật, làm thật là trang bị quan trọng để có thể học tốt.
- Bản thân em đầu mỗi học kỳ em thường đưa ra mục tiêu cho cả học kỳ, từ đó có hướng phấn đấu. Để đưa ra mục tiêu chính xác, em thường phải dựa vào sức học của mình, đồng thời hỏi các anh chị khóa trên về các môn học của kì đó.


- Vì là khóa đầu tiên của mã ngành bác sĩ đa khoa được đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên chúng em có rất nhiều khó khăn, thời gian lên lớp rất ít, chúng em tự học là chủ yếu, do vậy:
+ Đối với giờ lên lớp: Cần đọc trước bài sẽ học, chuẩn bị những câu hỏi liên quan đến bài học đó. Trong giờ học lý thuyết trên lớp, chúng ta không chỉ chép những lời thầy cô giảng một cách thụ động mà phải nghe, suy ngẫm và nắm được những nội dung cốt lõi của vấn đề thầy cô giảng và tự mình đặt câu hỏi: Thầy cô đặt vấn đề như thế nào? tại sao lại đặt vấn đề như vậy? nguyên tắc và cách giải quyết vấn đề? phương pháp và con đường cụ thể để giải quyết vấn đề đó là gì mà chưa cần nắm rõ những chi tiết cụ thể.
+ Đối với thảo luận trên lớp: Nếu như giờ lý thuyết chủ yếu là tích cực đặt thật nhiều câu hỏi thì giờ thảo luận là giờ để làm rõ những vấn đề của giờ lý thuyết áp dụng vào những bài tập tình huống cụ thể. Không nên nôn nóng hiểu sâu mà hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước.
+ Thời gian tự học ở nhà là thời gian quan trọng nhất của học tập theo học chế tín chỉ. Học ở sách vở, tài liệu để hiểu rõ ràng, hiểu sâu rộng các vấn đề. Em thường tự học theo phương pháp “Tự hỏi tự trả lời” nghĩa là tự đưa ra các câu hỏi từ dễ đến khó và tự trả lời, tham khảo thêm sách, tài liệu và có thể nhờ bạn bè thầy cô giúp đỡ.

+ Việc học nhóm cũng rất hiệu quả. Nhóm của em gồm 5 thành viên, học cùng khóa nhưng không cùng lớp. Nhóm thường trao đổi về các vấn đề trong các môn học, các phương pháp học, những kinh nghiệm của bản thân… một cách thoải mái mang tính chất tranh luận. Mỗi tuần 1 lần như vậy nhóm thu hoạch được rất nhiều. Nhóm học của em không phải ai cũng giỏi nhưng các thành viên đều tích cực và ham học hỏi.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Kinh Nghiệm học tập từ các thủ khoa

Kinh nghiệm học tập từ các thủ khoa đại học

Bạn có bao giờ thắc mắc: các thủ khoa đại học đã dùng "chiêu" gì để đạt được những thành tích đáng nể trong học tập, những điểm số gần như tuyệt đối ở các kỳ thi đại học? Hãy nghe chính các thủ khoa tiết lộ những bí quyết để có được những thành tích học tập "siêu" như thế !



Theo bạn Nguyễn Văn Giang (thủ khoa ngành Tin học - Học viện Kỹ thuật quân sự) thì "học là một quá trình, nghĩa là lúc học phải học hết mình, chăm chú nghe giảng vì những điều thầy giảng cho mình là những cái hay nhất, có như vậy mới tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ và sâu sắc. Ngoài ra nên tự lập một thời gian biểu tại nhà để ôn tập, học đến đâu làm đề cương tới đó, tạo thành một "xương sống" kiến thức. Đến khi ôn thi thì triển khai những phần học sẽ dễ dàng và hiệu quả". Bí quyết làm bài thi đạt điểm cao của Giang không chỉ thuộc bài là đủ. Cũng không phải văn hoa nhiều, với những môn lý luận khoa học, ngoài việc nắm được bản chất, còn nắm được cả "râu ria" của vấn đề, tổ chức bài thi một cách có hệ thống. Nên thử tưởng tượng dựa trên quan điểm của giáo viên xem thầy cô cần gì từ bài thi của mình, những yêu cầu đặt ra là gì ở bài thi để từ đó mình "cá tính" hóa bài thi của mình. Nhưng "cá tính" ở đây phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc và khoa học về vấn đề mình trình bày, gây được ấn tượng tốt cho thầy cô.

Hoàng Thu Trang - thủ khoa ngành Kinh tế lao động - Trường ĐH Kinh tế quốc dân lại học theo công thức: "Cần cù + hay để ý + một ít thông minh = thành công". Cần cù ở đây không phải là "mọt sách" mà là vận dụng những kiến thức học được trên lớp vào thực tế. Trang cho biết: "Tôi thường tự lập cho mình một kế hoạch cụ thể cho việc học trên lớp, học ở nhà và từ thực tế. Với tôi, thực tế đó là việc đi làm thêm, tôi thường làm những đề tài nghiên cứu cùng với các thầy cô và nhận các tài liệu tiếng Anh về dịch, vừa bớt đi một khoản tiền xin bố mẹ vừa có thêm kinh nghiệm và kỹ năng cho việc học hành". "Hay để ý" với Trang tức là phải biết mình học cái đó để làm gì. Làm thế nào để đối mặt với những môn mà mình không thích? Việc chú ý nghe giảng và ghi chép đầy đủ theo cách của mình về bài giảng của thầy cô trên lớp sẽ phần nào định hình được nội dung môn học. "Chút thông minh" chính là sự năng động nhạy, bén của mình trong học tập, làm thế nào để không mất hàng giờ ngồi trên thư viện mà vẫn tìm được cái mình cần. Tôi thường nói đùa với bạn bè "việc cần làm thì nên làm thường xuyên, việc cấp bách thì làm lúc cấp bách". Trong đầu luôn định sẵn cho mình một kế hoạch cụ thể thì việc gì cũng sẽ thành công!


Còn đối với Nguyễn Văn Bình - thủ khoa Đại học Phòng cháy chữa cháy thì bí quyết học tốt là "nghe được "điểm nhấn" của thầy cô". Theo Bình, việc khó nhất đối với SV nói chung là định hình được môn học và cách học. Vấn đề này có thể giải quyết hiệu quả bằng cách tìm hiểu môn học qua chính thầy cô của mình; học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để biết được mức độ khó dễ cũng như tầm quan trọng của môn học đó, sau đó sẽ tự lên kế hoạch và tự tổng hợp theo cách riêng phù hợp với cách học của bản thân sao cho có kết quả tốt nhất. Riêng với những bài tiểu luận, Bình thường chọn một đề tài nhỏ và cố gắng làm trọn vẹn hoặc giải quyết triệt để những vấn đề có trong bài, không nên dàn trải. Học từ thực tế là điều tối quan trọng, thường xuyên cập nhật thông tin cũng như chọn cho mình một tờ báo "gối đầu giường" để đọc hằng ngày là một điều cần thiết để bắt kịp xu thế của xã hội.

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Học cách học chất lượng



Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Học cách học

Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:

Bản thân
Khả năng học của bạn
Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học
Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại khó khăn khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).
Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung, có những câu hỏi bạn nên suy nghĩ về bản thân và bạn đã có được những gì?:
Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.

Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có  
     
Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:

Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?
Biết cách tóm tắt?
Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
Ôn tập kiểm tra?
Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?
Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?

Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?


Liên hệ với việc học hiện tại    
Tôi thích học cái này đến mức nào?
Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?

Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện này để thành công không?

Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?

Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?

Cân nhắc quá trình và vấn đề 
Tiêu đề là gì?
Các từ khóa có bật ra ngay không?
Tôi có hiểu không?

Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
Tôi có biết các vấn đề liên quan không?

Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?

Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?

Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
Tôi có dừng lại và xem nó có logic hay không không?
Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)

Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?
Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?

Cùng nhìn lại      
Tôi đã học đúng cách chưa?
Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?

Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?

Tôi đã thành công?

Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Học sinh lên cấp 2 cần gì?



Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Lớp 6: Những môn học nào rất cần gia sư?

Cấp 2 là bậc học vô cùng quan trọng. Thời gian này, học sinh được trang bị những kiến thức mới và khó. Nếu “lơ là” chỉ một giai đoạn ngắn thôi, các em có thể tụt lùi về sau và rất khó lấy lại sự cân bằng trong việc học. Bài viết này sẽ cung cấp hiểu biết về một số môn học khó và quan trọng mà các bạn cần học cùng gia sư tại nhà.

Lên cấp 2 là một quá trình thay đổi về nội dung và môi trường học tập. Không ít các bạn học sinh gặp phải nhiều bỡ ngỡ trong việc định hướng học tập khi chuyển cấp.

Ngữ văn
Môn đầu tiên là Ngữ văn. Môn học này có tiền thân là môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học. Tuy nhiên, cái khác ở đây là: trong chương trình Ngữ văn, các em có phân môn Đọc hiểu tác phẩm và phải soạn văn. Đồng thời, với yêu cầu của chương trình Ngữ văn cấp 2, các em phải rèn luyện sức viết “bền hơn”, có nghĩa là dung lượng bài tập làm văn sẽ dài hơn, nội dung nhiều và khó hơn.  Với những thay đổi cơ bản như thế, các em rất khó “thích nghi” nhanh chóng với “guồng quay” học tập. Vì thế, việc học tập môn Ngữ văn với một gia sư dạy văn tại nhà lớp 6 là vô cùng cần thiết.



Toán học

Môn học cơ bản và quan trọng thứ 2 là Toán học. Ở bậc Tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức toán học nền tảng. Tuy nhiên, lên đến cấp 2 (bắt đầu từ lớp 6), Toán học được phân định rõ ràng 2 phân môn: Đại số và Hình học.

Không những thế, kiến thức trong mỗi phân môn này là kiến thức mới. Các em không chỉ phải giải những bài toán có lời giải trong phân môn Đại số, mà còn tập chứng minh có lập luận trong phân môn Hình học. Điều này gây không ít khó nhọc khi học Toán.

Anh văn

Thứ ba là môn Anh văn, không thể phủ nhận sự quan trọng của nó. Nếu ở bậc Tiểu học, kiến thức tiếng Anh chỉ là nền tảng (giao tiếp chào hỏi đơn giản), thì khi lên lớp 6 các em bắt đầu học những kiến thức phức tạp hơn, yêu cầu cao hơn ở mỗi kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Khi lên cấp 2, chương trình môn Tiếng Anh là rất nặng. Nó cung cấp một khối lượng kiến thức lớn, không chỉ về mặt từ vựng mà còn về mặt ngữ pháp. Vì thế, môn học này cũng là môn học cần chú trọng trong chương trình học của các em.

Vật lý

Môn thứ tư là Vật lý. Đây là một môn học mới. Khi lên lớp 6, các em học sinh sẽ được tiếp xúc với môn học tự nhiên quan trọng này. Các em phải tập cách suy luận, diễn giải và trả lời thấu đáo các hiện tượng vật lý trong tự nhiên bằng lý thuyết.
Vật lý là một môn học thú vị, nhưng không phải là môn học dễ. Các em học sinh khi mới bước vào lớp 6 cũng rất cần chú ý tới môn học này.


Trên đây là 4 môn học cần được chú trọng khi học sinh chuyển cấp lên lớp 6. Các em nên học tập trao đổi kiến thức với các gia sư chuyên nghiệp tại các trung tâm gia sư uy tín, để quá trình học tập có hiệu quả.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Cách phân biệt đàn Guitar Classic và Guitar Acoustic

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Cách phân biệt đàn Guitar Classic và Guitar Acoustic

Đây có lẽ là vấn đề của nhiều bạn trong việc lựa chọn cho mình cây Guitar phù hợp. Trong bài này chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt rõ về hình dáng cấu tạo và công dụng của 2 loại đàn này để các bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

1. Tính năng

Đàn Guitar Classic (guitar cổ điển) là loại đàn thường dùng để chơi nhạc cổ điển, loại nhạc không lời, âm thanh của đàn rất êm, trầm ấm.

Đàn Guitar Acoustic là loại đàn thường dùng để đệm hát, âm thanh đàn thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều và vang.


2. Phân biết Guitar Classic và Guitar Acoustic

Có nhiều cách để bạn phân biệt được 2 loại đàn này.
Các phân biệt rõ ràng nhất là thông qua dây đàn
Đàn dùng dây Nilon là đàn Guitar Classic

Đàn Classic có cấu trúc là 3 dây dưới cùng: Sol, Si, Mí là dây nilon. Ba dây còn lại bên ngoài là kim loại cuốn, nhưng lõi vẫn là sợi nilon. Khiến cho mặc dù là kim loại nhưng dây vẫn rất mềm và âm thanh trầm, êm, phù hợp với chơi nhạc cổ điển.

Cần đàn cho Classic sẽ khoét thủng cần đàn thành 2 rãnh, và bộ phận quấn dây đàn classic thường là một cái trục nhựa to nằng ngang.


Đàn dùng dây kim loại là đàn Guitar Acoustic
Loại dây kim loại mang đến cho đàn âm thanh đanh, vang phù hợp với đệm hát và đánh hợp âm.

Dây của đàn Acoustic được quấn trên trục lõi sắt nhỏ nằm dựng đứng của cần đàn.

Ngoài ra các bạn còn có thể phân biệt 2 loại đàn trên thông qua những đặc điểm sau, tuy nhiên những cách này để giúp các bạn phân biệt thêm chắc chắn hơn bởi có nhiều khi đặc điểm của loại đàn này cũng có trên loại đàn kia, vì thế để chắc chắn lựa chọn đúng thì các bạn nên kết hợp các cách:

- Dựa vào phím đàn: Guitar Classic thường có 12 phím đàn còn Guitar Acoustic thường có 14 phím đàn.
- Dựa vào cần đàn: Guitar Classic thường có cần đàn to hơn Guitar Acoustic.
- Dựa vào thùng đàn: Guitar Classic thường có thùng đàn tròn khác với Guitar Acoustic thường có thùng đàn khuyết.

Tóm lại

Để phân biệt đàn là Acoustic hay Classic, thì đầu tiên, bạn hãy nhìn tới dây đàn, sau đó xem kỹ phần đầu cần đàn xem là khóa đàn nằm ngang và to, hay là trục sắt nằm thẳng đứng.
Sau đó hãy xem đến phím đàn, độ rộng của cần đàn, hình dáng thùng đàn và so sánh với những cây đàn khác.

Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có được sự lựa chọn chính xác hơn khi quyết định mua 2 loại đàn này.

Học nhóm tại nhà - Tiết kiệm, chất lượng

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Học nhóm tại nhà….giải pháp tiết kiệm chi phí!

Quý vị phụ huynh thân mến, chúng tôi hiểu rằng tất cả các quý vị phụ huynh đều có mong muốn cho con mình không chỉ khỏe mạnh, chăm ngoan mà còn là những học trò xuất sắc. Chính vì vậy mà chúng ta nỗ lực làm việc ngày đêm để có thể đem lại cho “tương lai”, “niềm hi vọng” của chúng ta những gì tốt đẹp nhất. 
Tuy nhiên, dân gian có câu “lực bất tòng tâm”. Đôi khi quý vị phụ huynh cũng mong muốn cho con mình có gia sư kèm cặp để có thể đạt được kết quả học tập tốt nhưng điều kiện kinh tế không cho phép hoặc con của quý vị có nhu cầu học thêm nhiều môn mà mỗi môn và với mức thu nhập của gia đình khó có thể đáp ứng được.

Để có thể tiết kiệm chi phí và vẫn giúp con học hiệu quả các bậc phụ huynh đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau như:

Tranh thủ thời gian rãnh tự dạy con.
Tận dụng nguồn nhân lực sẵn có trong nhà bằng  cách  để anh, chị dạy em học.

Tuy nhiên có thể thấy, cả hai cách trên tuy tiết kiệm được chi phí nhưng đem lại hiệu quả không cao. Vì bố mẹ tranh thủ dạy con thì khoảng thời gian đó không thường xuyên, liên tục do còn vướng bận nhiều chuyện khác; anh chị dạy em thì thường bị bắt nạt và nói trẻ không nghe do khó có thể thực hiện được “quyền uy”. Chính vì vậy mà dẫn tới tình trạng “dao sắc không gọt được chuôi”.
Đặt mình vào vị trí của người làm cha mẹ, trăn trở cùng nỗi niềm của quý phụ huynh, Trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ đã cung cấp gói dịch vụ học nhóm tại nhà.

Với việc sử dụng gói dịch vụ học nhóm tại nhà thì phụ huynh không những tiết kiệm được chi phí học cho con mà còn tạo môi trường lớp học cho con với một số bạn khác nhằm tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy động lực học tập ở trẻ do đó làm tăng hiệu quả học tập.

Với phương châm “chung tay ươm mầm tài năng trẻ” và “không chỉ là dạy chữ mà còn là dạy người”. Chúng tôi cam kết sẽ sát cánh cùng quý vị phụ huynh chắp cánh cho trẻ tới những chân trời mơ ước!

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Một số kinh nghiệm học tập thực tế rút ra từ bản thân

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ


Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:
  
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.


Một số kinh nghiêm học tập thực tế được rút ra từ bản thân

Chăm chỉ là yếu tố không thể thiếu đối với sinh viên nói chung và sinh viên Y dược nói riêng. Theo em chăm chỉ và quyết tâm học thật, làm thật là trang bị quan trọng để có thể học tốt.

- Bản thân em đầu mỗi học kỳ em thường đưa ra mục tiêu cho cả học kỳ, từ đó có hướng phấn đấu. Để đưa ra mục tiêu chính xác, em thường phải dựa vào sức học của mình, đồng thời hỏi các anh chị khóa trên về các môn học của kì đó.
- Vì là khóa đầu tiên của mã ngành bác sĩ đa khoa được đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên chúng em có rất nhiều khó khăn, thời gian lên lớp rất ít, chúng em tự học là chủ yếu, do vậy:

+ Đối với giờ lên lớp: Cần đọc trước bài sẽ học, chuẩn bị những câu hỏi liên quan đến bài học đó. Trong giờ học lý thuyết trên lớp, chúng ta không chỉ chép những lời thầy cô giảng một cách thụ động mà phải nghe, suy ngẫm và nắm được những nội dung cốt lõi của vấn đề thầy cô giảng và tự mình đặt câu hỏi: Thầy cô đặt vấn đề như thế nào? tại sao lại đặt vấn đề như vậy? nguyên tắc và cách giải quyết vấn đề? phương pháp và con đường cụ thể để giải quyết vấn đề đó là gì mà chưa cần nắm rõ những chi tiết cụ thể.

+ Đối với thảo luận trên lớp: Nếu như giờ lý thuyết chủ yếu là tích cực đặt thật nhiều câu hỏi thì giờ thảo luận là giờ để làm rõ những vấn đề của giờ lý thuyết áp dụng vào những bài tập tình huống cụ thể. Không nên nôn nóng hiểu sâu mà hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước.

+ Thời gian tự học ở nhà là thời gian quan trọng nhất của học tập theo học chế tín chỉ. Học ở sách vở, tài liệu để hiểu rõ ràng, hiểu sâu rộng các vấn đề. Em thường tự học theo phương pháp “Tự hỏi tự trả lời” nghĩa là tự đưa ra các câu hỏi từ dễ đến khó và tự trả lời, tham khảo thêm sách, tài liệu và có thể nhờ bạn bè thầy cô giúp đỡ.

+ Việc học nhóm cũng rất hiệu quả. Nhóm của em gồm 5 thành viên, học cùng khóa nhưng không cùng lớp. Nhóm thường trao đổi về các vấn đề trong các môn học, các phương pháp học, những kinh nghiệm của bản thân… một cách thoải mái mang tính chất tranh luận. Mỗi tuần 1 lần như vậy nhóm thu hoạch được rất nhiều. Nhóm học của em không phải ai cũng giỏi nhưng các thành viên đều tích cực và ham học hỏi.
Em cũng thấy rằng các diễn đàn, trang Web về y dược rất nhiều và chất lượng cũng tốt cho nên rất hay vào các diễn đàn đó để gửi bài cũng như trao đổi tìm thông tin ví dụ diễn đàn sinhvienyduoc.com; diễn đàn y Hà Nội…

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Tuyển sinh 2014: Thí sinh được tham gia 2 kỳ thi ĐH trong năm



Liên hệ: 090 333 1985 - 0987 87 0217

Nhận gia sư tại nhà tại các quận:

Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Tuyển sinh 2014: Thí sinh được tham gia 2 kỳ thi ĐH trong năm

Điểm đáng lưu ý nhất tại dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 là mỗi trường được lựa chọn 1 trong 3 phương án tuyển sinh. Tổ chức 2 đợt thi ĐH trong năm. Thí sinh được tham gia cả 2 đợt thi.

3 phương án tuyển sinh năm 2014 mà các trường được lựa chọn:

Thứ nhất, những trường có đủ điều kiện sẽ thực hiện đề án tuyển sinh riêng được Bộ GD-ĐT xác nhận là đáp ứng các yêu cầu quy định. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng không sử dụng kết quả thi của kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Thứ hai, những trường nếu chưa có đủ điều kiện tuyển sinh riêng, trường có thể tham gia kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Thứ ba, các trường có thể lựa chọn, đó là thỏa thuận với trường có đề án tuyển sinh phù hợp đã được Bộ GD-ĐT xác nhận là đáp ứng các yêu cầu theo quy định để tổ chức thi tuyển sinh theo đề án của trường đó. Với phương án trên, sau này có thể hình thành những nhóm “3 chung” mà các trường cùng nhóm sẽ có thể sử dụng chung kết quả thi. Kết quả thi của thí sinh chỉ có giá trị xét tuyển vào các trường tổ chức thi tuyển sinh theo cùng đề án, không có giá trị xét tuyển sang trường khác.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng: “Bộ rất “mở” trong đợt tuyển sinh này, để tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh riêng. Có thể được chọn môn thi, không theo khối, theo ngành, tùy thuộc vào yêu cầu của trường. Thi riêng có rất nhiều đa dạng phù hợp với ngành nghề mà các trường đang đào tạo, cũng như mục tiêu đào tạo hoặc một trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng cho một số ngành như ĐH Quốc gia Hà Nội. Hoặc các trường có thể phối hợp với nhau tổ chức thi như khối trường Y tổ chức thành khối thi hay như khối trường nghệ thuật vừa qua tổ chức thi riêng. Như vậy, có thể hợp lại nhiều phương thức tuyển sinh riêng, thí sinh có nhiều cơ hội dự thi”.

Về thời điểm tổ chức thi, các trường chỉ tổ chức tuyển sinh riêng tối đa 2 lần trong năm vào thời gian do Bộ GD-ĐT quy định. Các trường tùy điều kiện chọn đợt thi cho phù hợp.
Tuyển sinh 2014, thí sinh được tham gia 2 kỳ thi đại học trong năm.

Mỗi kỳ thi có một chuẩn riêng

Tại sao quy định các trường tổ chức thi riêng mà không được dùng kết quả chung, như vậy mất đi quyền lợi của thí sinh hay không?

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT: Khi thi phải xác định tiêu chí thế nào là trúng tuyển. Thi chung là có chuẩn chung, thi riêng có chuẩn riêng nên 2 kiểu thi này không hợp với nhau, kết quả không dùng chung được. Chính vì vậy nên thi chung có lợi ở chỗ đó.

Các trường tổ chức thi riêng không thể lấy thí sinh của nhau được. Vì tổ chức thi riêng đề thi phải khác nhau, đề khó, đễ, không công bằng cho các thí sinh. Tuy nhiên một số trường có thể ngồi lại với nhau để làm việc này. Cũng vì vậy, Bộ mở cửa thứ hai cho các trường là có thể nhiều trường phối hợp với nhau để tạo đợt thi chung. Còn lại về kỹ thuật không thể lấy 2 kết quả với nhau để xếp vào 1 loại được.

Bộ vẫn giữ kỳ thi “3 chung” ổn vào tháng 7, còn các trường có thể chọn thi chung thời điểm với bộ hoặc thi lệch thời điểm. Thí sinh sẽ có nhiều cơ hội với phương án tuyển sinh mới này với nhiều đợt thi.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho đổi mới căn bản toàn diện về cách học, cách dạy ở phổ thông. Đề thi ra làm sao phải kiểm tra được năng lực thí sinh, rất đa dạng mà định hướng cho học sinh ở phổ thông không phải học nhồi nhét, thuộc lòng mà học để phát triển năng lực của mình. Đây là cái cần thiết cho nguồn nhân lực cho những năm sắp tới nên buộc phải đổi mới tuyển sinh.

Thống nhất các đợt thi trên toàn quốc

Tại sao lại có quy định các trường tổ chức 2 lần thi 1 năm?

Ông Trần Văn Nghĩa: Việc tổ chức thi triền miên nhiều lần trong năm cần hạn chế vì phức tạp và nặng nề thi cử, ảnh hưởng tới thí sinh. Chương trình học phổ thông kết thúc vào thời điểm nhất định là đầu tháng 6 và đến đến đầu tháng 7 mới có thể làm việc tuyển sinh. Thời điểm này cũng phù hợp với thời điểm của dạy chương trình ở đại học nên có thể làm được nhiều. Bên cạnh đó, những trường dạy tín chỉ có thể thực hiện 2 giai đoạn tuyển sinh được nên tối đa là 2 lần do Bộ xác định và thống nhất luôn trong toàn quốc chứ không phải mỗi trường tự chọn một thời điểm. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét để đưa ra thời gian tổ chức các đợt thi. Trường thi riêng căn cứ vào đó đăng ký đợt thi của trường mình.

Bộ triển khai đề án tự chủ tuyển sinh, vậy đề án thi 1 lần để xét tuyển kết quả phổ thông vào đại học trước đây có còn tiếp tục thực hiện hay không, hay chấm dứt từ thời điểm này?

Ông Trần Văn Nghĩa: Về tổng thể, chúng ta sẽ có đề án thi chung phù hợp với thực tế tuyển sinh và nghị quyết TW8. Đây là việc bộ đang triển khai để hoàn thiện. Còn việc giao tự chủ tuyển sinh là bước đi đầu tiên phù hợp với Luật Giáo dục Đại học.
Mỗi trường cần có phương án tuyển sinh riêng phù hợp

Bộ GD-ĐT bình luận gì về việc 17 trường có phương án thi riêng đã gửi tới Bộ trong thời gian vừa qua đều là trường ngoài công lập?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các trường công lập không mặn mà vì thi “3 chung” Bộ đã giải quyết khâu khó nhất là đề thi, các trường không gặp vấn đề gì về nguồn tuyển.

Nhưng với chủ trương giao quyền tự chủ tuyển sinh, các trường bắt buộc phải suy nghĩ đến phương án tuyển sinh riêng. Bởi vì, với mục tiêu đào tạo khác nhau, mỗi trường phải có phương án tuyển sinh phù hợp để chọn đúng người có năng lực phù hợp với mục tiêu đào tạo của các trường.

Cũng chính vì vậy mà Bộ duy trì kỳ thi “3 chung” trong 3 năm nữa. Khi đó, những học sinh lớp 10 năm học 2013 - 2014 vừa kết thúc chương trình THPT, các trường cũng có thời gian xây dựng lộ trình đổi mới thi phù hợp. Những học sinh lớp 10 của năm tới sẽ phải chuẩn bị tinh thần để có hình dung khác đi, thích ứng với đổi mới thi cử.

Công khai kết quả thanh tra tuyển sinh

Bộ sẽ kiểm soát chất lượng như thế nào khi các trường được tự chủ tuyển sinh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trong nội dung đề án tuyển sinh của các trường đều phải nói rõ ngưỡng đảm bảo chất lượng. Như vậy, trường không thể tùy tiện lấy thí sinh cho đến khi đủ chỉ tiêu mà phải đảm bảo ngưỡng chất lượng tối thiểu đã nêu tại đề án.

Các trường có trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra, tự giám sát, tự làm tốt công việc tuyển sinh trước khi thanh tra Bộ GD-ĐT thực hiện công tác thanh tra của mình.

Trước đây, công tác thanh kiểm tra thực hiện theo quy chế của Bộ GD-ĐT, bởi số lượng trường rất nhiều nên Bộ không thể kiểm tra hết. Trường làm sai thì đổ lỗi cho Bộ không kiểm tra kỹ. Giờ từng trường có quy định về công tác thanh tra, kiểm tra trong đề án tuyển sinh riêng, do đó sẽ có trách nhiệm rất cao trong việc mình làm đúng hoặc sai và phải nghiêm chỉnh làm theo đúng cam kết của mình.

Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Bộ GD-ĐT sẽ đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tuyển sinh các nhà trường. Trong đó, có sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra Bộ, các địa phương, các bộ ngành trong vấn đề này. Kết quả thanh tra sẽ được công bố công khai để toàn xã hội giám sát.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng: Nhà trường tồn tại, phát triển bằng chất lượng thực và tuyển sinh đầu vào là một yếu tố đảm bảo chất lượng. Khi Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường, mỗi trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào, cũng chính là chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, về sự phát triển bền vững của trường đó.

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Một số lưu ý khi làm bài thi toán để đạt điểm cao




Nhận gia sư tại nhà tại các quận:


Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.

Một số lưu ý chung để làm bài toán hiệu quả:
- Dành ít nhất 5 phút để đọc đề bài: Gạch chân các từ quan trọng, ghi các lưu ý (đặt điều kiện, phương pháp làm), bấm đáp số tích phân, chọn thứ tự làm bài, chọn phần chuẩn hay nâng cao,...
- Dùng giấy nháp hợp lý: Nháp là để tìm phương pháp. Nếu đã biết cách làm thì làm luôn vào bài để tiết kiệm thời gian.
- Chú ý tính toán: Mỗi phép tính, phép biến đổi làm 2 lần. Xong bài nào kiểm tra bài đấy. Trước khi nộp bài cần xem lại các bài. Không nên ngồi chơi trước khi hết giờ làm bài.
- Phương châm: Đúng, đủ, đẹp (đẹp là viết rõ ràng, dễ đọc). Không tẩy xóa lem nhem, sai thì gạch, xuống dòng viết tiếp.
- Nhiều bạn đi thi tốt nghiệp về đều cho là đề Toán dễ, làm thừa thời gian, song vẫn không được 10 điểm. Lý do là chủ quan trong tính toán hoặc lỗi trình bày.
Chúc các em bình tĩnh, tự tin làm bài toán tốt nhất và có một kỳ thi tốt nghiệp thành công, là cơ sở cho kỳ thi đại học sắp tới.

Với nhiều năm kinh nghiệm dạy và luyện thi cho thí sinh thi tốt nghiệp và đại học đạt điểm cao, chúng tôi xin đúc kết cách làm bài thi tốt nghiệp môn Toán tới các em thí sinh như sau:

Thời gian thi tốt nghiệp môn Toán năm 2014 là 120 phút, đề thi chỉ hỏi vào các phần của lớp 12 song vẫn cần đến các kiến thức lớp dưới.

Nội dung đề thi tốt nghiệp môn Toán được coi là khá dễ, tuy nhiên, học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài, kỹ năng tính toán, trình bày để không bị trừ điểm. Đây cũng là lần tập dượt cho kỳ thi đại học sắp tới.

Nội dung trọng tâm và cách làm bài hiệu quả
1) Hàm số:
- Biết cách khảo sát và vẽ đồ thị 3 loại hàm số hay gặp: bậc3, bậc 4, bậc 1/ bậc 1
- Giải được 2 bài toán tiếp tuyến: Viết phương trình tiếp tuyến tại 1 điểm, tiếp tuyến có hệ số góc cho trước.
- Bài toán giao điểm của 2 đồ thị
- Tìm max, min của hàm số trên (a; b), [a; b].
Lưu ý khi làm bài:
- Bài khảo sát hàm số cần làm đủ các bước: TXĐ, tìm giới hạn, tính y’, xét dấu y’, lập BBT, kết luận biến thiên, cực trị, chọn điểm, vẽ đồ thị.
Không vẽ đồ thị bằng bút chì
- Bài tiếp tuyến chú ý dùng đúng kí hiệu y’, y’(x0),
- Bài tương giao chú ý tìm điều kiện để hai đường cắt nhau tại m điểm như đề bài yêu cầu.
- Nếu tìm max, min của các hàm số phức tạp (như hàm logarit, hàm lượng giác,…) có thể đặt ẩn phụ. Chú ý tìm điều kiện ẩn phụ chính xác.

2) Tính tích phân:
- Sử dụng thành thạo bảng nguyên hàm
- Nhận được dạng và biết cách đổi biến số (thường là t = f(x)).
- Nắm được phương pháp tích phân từng phần
- Nhớ công thức tính diện tích, thể tích bằng tích phân.
Lưu ý khi làm bài:
- Ngay từ khi đọc đề bài, học sinh nên bấm máy tính để biết kết quả tích phân.
- Đổi biến số nhớ đổi cận, tránh viết tích phân với 2 ẩn.
- Chú ý viết đúng kí hiệu trong bài tích phân từng phần: u, v, u’, v’, du, dv
- Làm xong các em nhớ đối chiếu với kết quả của máy tính.
3) Giải phương trình, bất phương trình mũ, logarit
- Học sinh cần ghi nhớ chính xác những công thức phần này. Một số công thức hay bị nhầm.
- Biết cách đưa về cùng cơ số
- Nhận dạng và thực hành được một số trường hợp đặt ẩn phụ đơn giản, như
m.f2(x) + nf(x) + p = 0
Lưu ý khi làm bài:
- Chú ý viết đúng các ký hiệu, các dấu ngoặc.
- Tìm đầy đủ các điều kiện, nhất là với logart
- Để ý cơ số lớn hơn 1 hay nhỏ hơn 1 trong bài bất phương trình
- Dùng các công thức một cách cẩn thận, tránh ngộ nhận
Thử lại các kết quả.

4) Số phức:
- Học sinh cần nắm được đầy đủ các tên gọi (mô đun, phần thực, phần ảo,…) và 4 phép toán (cộng, trừ, nhân chia) với số phức.
- Biết biểu diễn số phức trên mặt phẳng phức.
- Chuyển qua lại giữa dạng đại số và dạng lượng giác. Nắm được 2 phép toán nhân, chia và lấy căn bậc 2 của số phức ở dạng lượng giác. Hiểu khái niệm Acgumen.
- Biết cách giải phương trình bậc 2 trên tập số phức C.
Lưu ý khi làm bài:
- Đây là một phần mới, nhiều khái niệm lạ, học sinh chưa được thực hành nhiều nên cần đọc kỹ yêu cầu của đề bài.
Không nhầm lẫn các ký hiệu: số i và số 1, mô đun và giá trị tuyệt đối, căn bậc 2 của số thực âm, phần thực, phần ảo,…
- Có thể dùng máy tính để kiểm tra các tính toán, kiểm tra kết quả.

5) Hình không gian tổng hợp:
- Nắm được các mô hình hay gặp: Chóp đều, chóp có cạnh bên vuông góc với đáy, chóp có mặt bên vuông góc với đáy, lăng trụ đều, lăng trụ đứng.
- Vẽ hình chính xác, đủ lớn, rõ ràng.
- Nắm được cách xác định đường cao. Các công thức tính thể tích.
- Biết cách dựng và tính góc, khoảng cách.
Lưu ý khi làm bài:
- Chú ý đọc kỹ đề bài để không hiểu nhầm dạng, không bỏ sót giả thiết. Có thể vẽ trước hình ra nháp, đối chiếu đề bài, thấy đúng thì vẽ vào bài, bằng bút mực.
- Vẽ đúng nét liền, nét đứt.
Trình bày đủ ý, không làm tắt: Chỉ rõ đường cao, chỉ rõ cơ sở của các tính toán.
- Dựng góc, khoảng cách cần có chứng minh.
- Do tính toán ở phần này thường không thử lại được nên học sinh chú ý làmcẩn thận từng bước.
- Chú ý ghi đúng đơn vị. Ví dụ: Độ dài thì có a, diện tích thì có a2, thể tích thì có a3.

6) Hình giải tích trong không gian:
- Phần này có nhiều công thức. Các em chịu khó thuộc. Thuộc chính xác công thức là yêu cầu đầu tiên, không thể thiếu.
- Nắm được cách lập phương trình đường thẳng, mặt phẳng, mặt cầu
- Quan hệ của đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt cầu.
Lưu ý khi làm bài:
- Viết đúng các ký hiệu: véc tơ, tọa độ, độ dài, tích vô hướng, tích có hướng,...
- Nếu không vẽ hình mà vẫn làm được bài thì không cần vẽ. Nếu chưa có phương pháp thì vẽ hình sẽ dễ tìm được phương pháp hơn.
- Hình giải tích rất nhiều con số và nhiều tính toán. Chú ý kiểm soát được các tính toán.
Thử lại đáp số. Ví dụ lập phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm thì cần thay 3 điểm để kiểm tra đáp số.
- Nên chọn phương pháp đơn giản, ngắn gọn.
- Trình bày đủ ý, gọi tên các ký hiệu: bán kính, véc tơ pháp tuyến,...

Phụ huynh chọn giáo viên  phù hợp tại link này: https://www.daykemtainha.vn/gia-su